Các loại vitamin đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Là chất xúc tác, vitamin tham gia vào các quá trình chuyển hóa tạo năng lượng; cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng của cơ thể; bảo vệ các tế bào nhờ đặc tính chống oxy hóa. Một cách dễ hiểu:
- Các cơ quan trong cơ thể muốn hoạt động thì cần có năng lượng; nguồn năng lượng này chính là từ quá trình chuyển hóa các carbohydrat, protein, acid béo được cung cấp từ thực phẩm. Để quá trình chuyển hóa các chất trên xảy ra thì không thể thiếu các loại vitamin B đóng vai trò là chất đồng xúc tác;
- Hoặc, như chúng ta biết thì Canxi là chất cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng bình thường của cơ thể vì là thành phần quan trọng cấu thành nên mô xương, sụn; nhưng nếu thiếu vitamin D thì cơ thể không thể hấp thu, giữ lại được Canxi mặc dù cơ thể được cung cấp nhiều;
- Hoặc, khi cơ thể có vết thương, nếu không có các yếu tố đông máu sẽ làm cho máu chảy không ngừng gây hậu quả nguy hiểm như tụt huyết áp thậm chí tử vong; và vitamin K chính là yếu tố cần thiết cho quá trình tổng hợp các yếu tố đông máu trong cơ thể;
- Hoặc, các gốc tự do sinh ra từ quá trình chuyển hóa trong cơ thể hoặc do các yếu tố bất lợi từ môi trường sống (tia bức xạ, ô nhiễm môi trường, rượu, thuốc lá, …) gây hại đến các tế bào trong cơ thể, dẫn đến sự chết của tế bào làm thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa. Khi đó, các chất chống oxy hóa như vitamin A, vitamin C, vitamin E, … sẽ giúp ngăn cản sự sản sinh ra các gốc tự do này;
Mặc dù, đóng vai trò quan trọng như vậy nhưng phần lớn cơ thể chúng ta luôn phải đối diện với tình trạng thiếu hụt vitamin. Bởi lẽ:
- Hầu hết các loại vitamin không thể được tổng hợp từ cơ thể mà phải bổ sung từ bên ngoài cơ thể (thực phẩm, chế độ tắm nắng);
- Tuy nhiên, thói quen ăn uống cùng với một số nguyên nhân khách quan khác như tác động môi trường, quy trình chế biến thực phẩm, … làm mất gần hết lượng vitamin trong thực phẩm;
- Chưa kể, theo từng thời kỳ phát triển của cơ thể thì nhu cầu vitamin cũng thay đổi;
Việc bổ sung vitamin hợp lý, tiện lợi cho nhu cầu của cơ thể là cần thiết. Thật vậy,một cuộc nghiên cứu vào tháng 1/2015 được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng, hơn 8000 đàn ông và phụ nữ ở độ tuổi trên 40 tuổi, phụ nữ thiếu hụt vitamin từ 3 năm trở lên có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thì việc bổ sung vitamin tổng hợp vô cùng có lợi; Tuy nhiên, thói quen ăn uống cùng với một số nguyên nhân khách quan khác như tác động môi trường, quy trình chế biến thực phẩm, … làm mất gần hết lượng vitamin trong thực phẩm; - Đối với phụ nữ trước khi sinh được khuyến khích dùng vitamin tổng hợp kèm acid folic để ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh;
- Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (U.S Food and Drug Administration), vitamin tổng hợp hữu ích khi chúng được sử dụng với mục đích lấp đầy các khoảng thiếu hụt dinh dưỡng mà không thể hoặc không được đáp ứng bằng chế độ ăn.
Tuy nhiên, một số thuốc bổ sung vitamin thường bán trên thị trường có hàm lượng vitamin cao, dùng trong điều trị bệnh lý nên sẽ không phù hợp cho chế độ bổ sung vitamin hàng ngày, đôi khi lại gây hại; ví dụ như : Nhu cầu vitamin B6 cho người trưởng thành khoảng 1.7 mg/ngày, nhưng đa số các chế phẩm thuốc thường có trên thị trường thì hàm lượng vitamin B6 lên đến 250mg. Các chế phẩm này phù hợp để điều trị khi có bệnh lý về thần kinh, … Nếu bổ sung thừa vitamin B6 sẽ gây hại đến thần kinh như viêm đa dây thần kinh, giảm sút trí nhớ, … Chính vì vậy, chúng ta cũng cần lưu ý trong việc lựa chọn các chế phẩm hỗ trợ bổ sung vitamin hợp lý để góp phần giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật. |
ThS.BS. Nguyễn Chí Thành