Bảo vệ đôi mắt trước tác hại của ánh sáng xanh

Ánh sáng nhân tạo rất phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay. Các thiết bị điện tử như máy tính, máy tính bảng, điện thoại, máy tính xách tay, ti vi, đèn huỳnh quang, đèn LED,… đều phát ra một quang phổ được gọi là ánh sáng xanh.

Mỗi ngày chúng ta tiếp xúc với ánh sáng xanh hàng giờ đồng hồ liên tục cho nhu cầu học tập, làm việc và giải trí. Đặc biệt đối với những người sinh ra trong vòng 10 năm gần đây, sự tiếp xúc đã bắt đầu từ độ tuổi rất nhỏ. Ánh sáng xanh mang bước sóng năng lượng cao có thể làm giảm thị lực và ảnh hưởng đến các tế bào nhạy cảm ánh sáng ở võng mạc, điều này đẩy nhanh quá trình thái hóa điểm vàng và các bệnh khác liên quan đến mắt. Giảm bớt sự tiếp xúc với ánh sáng xanh và bảo vệ mắt là điều rất quan trọng để duy trì thị lực trong tương lai.

Ánh sáng xanh là gì?

Ánh sáng mặt trời được tạo thành từ các tia sáng đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm và tím. Kết hợp quang phổ của các tia sáng màu này tạo thành ánh sáng trắng mà chúng ta thấy. Mỗi loại tia sáng có năng lượng và bước sóng khác nhau. Tia sáng đỏ  đầu tiên của bảng quang phổ ánh sáng nhìn thấy được có bước sóng dài hơn và do đó, ít năng lượng hơn. Tia sáng màu xanh của quang phổ có bước sóng ngắn hơn và nhiều năng lượng hơn.

Ánh sáng xanh ảnh hưởng đến mắt như thế nào?

Hầu như tất cả các tia sáng xanh có thể nhìn thấy đi qua giác mạc và thủy tinh thể và đến võng mạc. Khi ánh sáng xanh tấn công võng mạc, một loạt các phản ứng quang hóa diễn ra, do các photon ánh sáng năng lượng lớn tương tác với máu giàu oxy, tạo ra các chất có hại tấn công tế bào thần kinh thị giác, làm suy yếu chức năng của chúng. Nghiên cứu cho thấy rằng tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng xanh có thể dẫn đến:
Hội chứng thị lực màn hình: Ánh sáng xanh từ màn hình máy tính và các thiết bị kỹ thuật số khác có thể làm tăng độ tương phản, dẫn đến chứng thị giác màn hình. Các triệu chứng bao gồm: mỏi mắt, khô mắt, đau mắt hoặc mắt bị kích thích và khó tập trung.
Tổn thương võng mạc: Các nghiên cứu cho thấy tiếp xúc với ánh sáng xanh theo thời gian dài có thể dẫn đến các tế bào võng mạc bị tổn thương. Điều này gây ra các vấn đề về thị lực như thoái hóa điểm vàng theo độ tuổi.

Làm thế nào để bảo vệ đôi mắt trước ánh sáng xanh?

  • Sử dụng ánh sáng đỏ và mờ vào ban đêm. Ánh sáng đỏ có năng lượng thấp nhất nên ít ảnh hưởng nhất đến chu kỳ sinh học của cơ thể.
  • Tránh nhìn vào màn hình sáng trong 2 đến 3 tiếng trước khi đi ngủ.
  • Nếu bạn làm việc vào ca tối hoặc sử dụng nhiều thiết bị điện tử vào ban đêm, hãy nên mang một cặp kính hấp thụ ánh sáng xanh hoặc cài đặt các ứng dụng có khả năng lọc các ánh sáng bước sóng xanh và lục.
  • Sử dụng tối ưu ánh sáng tự nhiên vào ban ngày giúp bạn dễ ngủ vào buổi tối cũng như thúc đẩy quá trình “làm mới” của cơ thể.
  • Bổ sung vitamin tổng hợp và carotenoids tự nhiên như Lutein và Zeaxanthin, những thành phần được chứng minh tác dụng ngăn ngừa hoặc làm giảm nhẹ thoái hóa điểm vàng do tác động của ánh sáng xanh.

Lợi ích cho mắt của Lutein và Zeaxanthin

  • Cung cấp hoạt động chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào thị giác khỏi gốc tự do.
  • Giúp bảo vệ và duy trì mô mắt.
  • Hỗ trợ thị lực khỏe mạnh và bảo vệ điểm vàng.
  • Giúp đôi mắt chịu được ánh sáng chói lóa và giúp phục hồi thị lực sau khi tiếp xúc với ánh sáng chói.
  • Giúp mắt phát hiện độ tương phản màu.
  • Hấp thụ và lọc các bước sóng năng lượng cao của ánh nắng mặt trời hay ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử (máy tính, điện thoại, ti vi…), từ đó tránh được ảnh hưởng xấu của chúng đến mắt. Lutein và Zeaxanthin được ví như “chiếc kính mát” bảo vệ từ bên trong mắt cũng là vì lý do này.

Nguồn cung cấp Lutein và Zeaxanthin

Hầu hết các loại rau củ quả có màu sắc sặc sỡ như: cam, xoài, khoai lang, ớt chuông, bí đỏ, cà rốt và các loại củ đều chứa Lutein và Zeaxanthin nên chúng ta có thể bổ sung hai hợp chất này thông qua các thực phẩm tiêu thụ hàng ngày.

Ngoài ra bạn có thể bổ sung Lutein và Zeaxanthin qua các dạng viên uống bổ sung.
Xem thêm tại đây: https://www.vitahealth.vn/vh-advanced-eyecare/